Sei sulla pagina 1di 7

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ví dụ: Trích khấu hao tài sản cố định


Một DN trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng, có tình hình
về TSCĐ trong tháng 06/N như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)
Mức khấu hao trung bình hàng tháng của TSCĐ hiện có đầu tháng: Toàn doanh
nghiệp: 37.500, trong đó:
+ Phân bổ cho phân xưởng sản xuất là 19.000
+ Bộ phận bán hàng là 4.500
+ Bộ phận quản lý doanh nghiệp là 14.000
- Trong tháng 06 TSCĐ biến động như sau:
* Tăng:
+ 01/06: Đưa vào sử dụng một nhà kho có nguyên giá 540.000.000, thời gian sử dụng
15 năm
+ 07/06: Mua một thiết bị SX C có nguyên giá 480, thời gian sử dụng 10 năm
+ 16/06: Mua một xe đưa rước CNV có nguyên giá 288, thời gian sử dụng 8 năm
+ 19/06: Mua một thiết bị SX D có nguyên giá 420, thời gian sử dụng 10 năm
* Giảm:
+ 11/06: Nhượng bán cửa hàng có nguyên giá 540, thời gian sử dụng 10 năm
+ 25/06: Nhượng bán thiết bị SX A có nguyên giá 360, thời gian sử dụng 10 năm
Yêu cầu: Tính khấu hao TSCĐ tháng 6. Định khoản nghiệp vụ khấu hao TSCĐ.
Giải
Tính khấu hao TSCĐ tháng 6 như sau:
1. Phân xưởng sản xuất

Bài 1
Trích tài liệu kế toán về tình hình TSCĐ tại một doanh nghiệp tính TGTGT theo
phương pháp khấu trừ trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế như sau: (ĐVT: đồng)
1. Nhận vốn góp của chủ sở hữu bằng TSCĐ hữu hình theo giá thỏa thuận:
40.000.000
Nợ TK 211: 40.000.000
Có TK 411: 40.000.000
2. Nhận vốn được cấp trên cấp bằng TSCĐ hữu hình giá ghi trong thông báo được
cấp: 50.000.000
Nợ TK 211: 50.000.000
Có TK 411: 50.000.000
3. Mua một TSCĐ hữu hình đưa ngay vào sử dụng cho phân xưởng sản xuất, giá mua
chưa có thuế GTGT 200.000.000, TGTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán.
Chi phí vận chuyển TSCĐ đã thanh toán bằng tiền mặt theo giá chưa có TGTGT
10.000.000, TGTGT 5%. Chi phí lắp đặt, chạy thử 4.000.000 thanh toán bằng
chuyển khoản. TSCĐ được mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển doanh nghiệp.
3a. Mua TSCĐ
Nợ TK 211: 200.000.000
Nợ TK 1331: 20.000.000
Có TK 331: 220.000.000
3b. Chi phí vận chuyển
Nợ TK 211: 10.000.000
Nợ TK 1331: 500.000
Có TK 1111: 10.500.000
3c. Chi phí lắp đặt chạy thử
Nợ TK 211: 4.000.000
Có TK 1121: 4.000.000
3d. Chuyển nguồn
Nợ TK 414: 214.000.000
Có TK 411: 214.000.000

4. Mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả góp (thời gian trả góp 6 tháng) đưa về
sử dụng ngay cho SXKD, giá mua trả tiền ngay 500.000.000, TGTGT 10%. Tổng
số lãi vay phải trả 45.000.000. Tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ
bản
4a. Mua TSCĐ theo phương thức trả góp
Nợ TK 211: 500.000.000
Nợ TK 133: 50.000.000
Nợ TK 242: 45.000.000
Có TK 331: 595.000.000
4b. Chuyển nguồn
Nợ TK 441: 500.000.000
Có TK 411: 500.000.000
5. Doanh nghiệp thanh toán tiền cho người bán ở nghiệp vụ 4 bằng tiền gửi ngân
hàng số tiền tháng thứ nhất.
5a. Trả góp tháng đầu tiên
Nợ TK 331: 99.167.000 (595.000.000/6 tháng)
Có TK 1121: 99.167.000
5b. Lãi trả góp tháng đầu tiên
Nợ TK 635: 7.500.000 ( 45.000.000/6 tháng)
Có TK 242: 7.500.000
6. Doanh nghiệp được tài trợ một TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD
giá thị trường: 78.000.000. Chi phí trước khi sử dụng tài sản được thanh toán bằng
tiền mặt 2.000.000
6a. Ghi tăng TSCĐ
Nợ TK 211: 78.000.000
Có TK 711: 78.000.000
6b. Chi phí trước khi sử dụng
Nợ TK 211: 2.000.000
Có 1111: 2.000.000
7. Doanh nghiệp chuyển một sản phẩm tự sản xuất trong phân xưởng thành TSCĐ
hữu hình đưa ngay vào sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp, giá thành sản
phẩm: 54.000.000. Giá bán chưa có thuế GTGT của sản phẩm trên thị trường
100.000.000, TGTGT 10%.
Nợ TK 211: 54.000.000
Co TK 154: 54.000.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 2 ( THỜI GIAN LÀM BÀI TỪ 9H30 – 11H)


Trích tài liệu kế toán về tình hình TSCĐ tại một doanh nghiệp tính TGTGT theo
phương pháp khấu trừ trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế như sau: (ĐVT: đồng)
1. Doanh nghiệp trao đổi một TSCĐ hữu hình dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu
hình tương tự, nguyên giá tài sản mang đi trao đổi: 40.000.000, đã hao mòn 20%.
Doanh nghiệp đã nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi về và đưa vào sử dụng
ngay cho SXKD.
Nợ TK 211: 32.000.000
Nợ TK 214: 8.000.000
Co TK 211: 40.000.000
2. Mua một mảnh đất, giá mua 3.000.000.000 kèm theo một căn nhà cấp 4 trị giá
300.000.000 đưa vào sử dụng ngay cho bộ phận bán hàng, đã thanh toán tiền cho
bên bán bằng chuyển khoản.
Nợ TK 213: 2.700.000.000
Nợ TK 211: 300.000.000
Co 1121: 3.000.000.000
3. Nhận được một TSCĐHH do điều động từ đơn vị nội bộ Tổng công ty (không
phải thanh toán tiền), nguyên giá 100.000.000, đã hao mòn 30.000.000 (Doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân)
Nợ TK 211: 100.000.000
Có TK 214: 30.000.000
Có TK 411: 70.000.000
4. Mua sắm một TSCĐHH bằng quỹ phúc lợi đưa vào sử dụng cho hoạt động văn
hóa, phúc lợi của doanh nghiệp, giá mua chưa có thuế GTGT 30.000.000, TGTGT
10% doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho bên bán.

5. Kiểm kê TSCĐ phát hiện thừa một TSCĐHH đang dùng ở phân xưởng sản xuất
do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ và chưa quyết toán thuế GTGT), giá mua chưa có
TGTGT 100.000.000, TGTGT 10% chưa thanh toán tiền cho người bán. Tài sản
được mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển. Kế toán đã trích khấu hao bổ sung
3.000.000 tính vào chi phí tháng này.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài 3:
Trích tài liệu kế toán về tình hình TSCĐ tại một doanh nghiệp tính TGTGT theo
phương pháp khấu trừ trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế như sau: (ĐVT: đồng)
1. Nhượng bán một TSCĐHH đang dùng ở phân xưởng sản xuất, nguyên giá
120.000.000, đã hao mòn 10%. Tài sản bán thu bằng chuyển khoản theo giá bán
chưa có TGTGT 110.000.000, TGTGT 10%. Chi phí nhượng bán trả bằng tiền
mặt 3.000.000
2. Thanh lý một TSCĐHH đang dùng ở bộ phận bán hàng, nguyên giá 57.000.000,
đã khấu hao hết. Bán phế liệu thu bằng tiền mặt 2.000.000. Chi phí tháo dỡ trả
bằng tiền mặt 300.000
3. Kiểm kê phát hiện thiếu một TSCĐHH đang dùng ở bộ phận bán hàng do bị mất
cắp, nguyên giá 80.000.000, đã hao mòn 60.000.000. Doanh nghiệp quyết định
chịu toàn bộ tổn thất.
4. Kiểm kê TSCĐ phát hiện thiếu một TSCĐHH đang dùng trong phân xưởng
chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, nguyên giá 130.000.000, đã hao
mòn 50.000.000.
5. Quyết định xử lý của giám đốc đối với TSCĐ thiếu ở nghiệp vụ 5: bắt người giữ
tài sản bồi thường.
6. Chuyển một TSCĐ hữu hình đang dùng cho phân xưởng sản xuất không đủ tiêu
chuẩn ghi nhận theo quy định thành công cụ, dụng cụ, nguyên giá 29.000.000,
đã hao mòn 25.000.000. Giá trị còn lại được phân bổ 4 tháng, bắt đầu từ tháng
này
7. Chuyển một TSCĐHH đang dùng ở văn phòng công ty có nguyên giá
30.000.000, đã hao mòn 30% thành công cụ dụng cụ, dự kiến phân bổ giá trị còn
lại trong 10 tháng, bắt đầu từ tháng này.
8. Chuyển một số CCDC trong kho thành TSCĐ trị giá 40.000.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 4
Trích tài liệu kế toán về tình hình sửa chữa TSCĐ tại một doanh nghiệp tính
TGTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế như sau: (ĐVT: đồng)
1. Trong kỳ phát sinh các chi phí sửa chữa nhỏ ở các bộ phận như sau:
 Chi tiền mặt sửa chữa tài sản ở bộ phận phân xưởng sản xuất 1.000.000, bộ
phận quản lý 500.000, bộ phận bán hàng 200.000
 Xuất vật liệu phụ phục vụ cho sửa chữa thường xuyên ở bộ phận phân
xưởng sản xuất là 500.000, bộ phận bán hàng 300.000, bộ phận quản lý doanh
nghiệp 400.000
2. Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ theo phương thức tự làm, chi phí sửa
chữa lớn thực tế phát sinh gồm:
 Xuất vật liệu 1.500.000, công cụ dụng cụ 2.000.000, tiền lương phải trả
công nhân sửa chữa 2.000.000, chi phí khác bằng tiền mặt 500.000
 Công trình SCL đã hoàn thành được phân bổ 12 tháng
 Định kỳ doanh nghiệp tiến hành phân bổ chi phí SCL TSCĐ ở bộ phận
phân xưởng, bắt đầu từ tháng này
3. Trường hợp doanh nghiệp có kế hoạch trích trước chi phí SCL TSCĐ
 Định kỳ hàng tháng kế toán trích trước chi phí SCL TSCĐ ở phân xưởng số
tiền đã trích trước 10.000.000
 Doanh nghiệp thuê ngoài SCL TSCĐ hợp đồng với bên nhận thầu sửa chữa
theo biên bản giao nhận SCL hoàn thành, giá chưa có thuế 11.000.000,
TGTGT 10%
 Doanh nghiệp chi tiền mặt trả tiền nhận thầu sửa chữa, do thanh toán sớm nên
được hưởng chiết khấu 1.000.000
4. Doanh nghiệp tiến hành sửa chữa lớn để nâng cấp một TSCĐHH đang dùng ở
bộ phận sản xuất, chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh gồm:
- Tiền công: 12.000.000
- Phụ tùng: 32.000.000
- Chi phí khác bằng tiền gửi ngân hàng: 6.700.000
5. Công việc sửa chữa lớn để nâng cấp TSCĐ đã hoàn thành
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Potrebbero piacerti anche