Sei sulla pagina 1di 15

Chia sẻ kinh nghiệm đạt 9.

0 IELTS
Listening và Reading
Mình có tham gia buổi thi IELTS ngày 3.3 vừa rồi và được 8.5 overall, trong đó có 2 kỹ
năng được điểm tuyệt đối là Listening và Reading. Bản thân mình thì cảm thấy đây không phải
thành tích nổi bật gì, nhất là so với các bạn xung quanh mình, cả người thân và cả các em nhỏ
bạn em gái mình (nó học lớp 10), nhưng mình đã từng học và có 1 thời gian ngắn làm tutor ở
IPP nên thầy Tú khi biết điểm mình thì cũng có khích lệ mình viết bài chia sẻ này. Trước khi
mình đi vào trình bày chi tiết hơn thì mình cũng xin khẳng định là đây là cách học của mình và
đem lại hiệu quả cho chính mình, chứ không phải là giải pháp tối ưu cho IELTS listening và
reading. Mặc dù mình cũng có một chút kinh nghiệm dạy học IELTS và mình có thể liên hệ đến
trải nghiệm của một số học sinh của mình, nhìn chung, ở bài viết này, mình sẽ chỉ chia sẻ cách
học của mình mà thôi. Dù sao đi chăng nữa, mình xin khẳng định là bạn có rất nhiều cách để
học và đi đến kết quả tốt trong kỳ thi IELTS và không ai có thể miễn cưỡng bạn được cái gì cả
vì mỗi người sẽ có một kiểu tư duy và một (hay nhiều) vấn đề khác nhau. Vậy nên, mình mong
là nếu bạn không thể áp dụng cách học này thì cũng có thể rút ra một chút kinh nghiệm từ chia
sẻ của mình.

Ở bài này mình xin đề cấp đến 3 vấn đề, đó là materials (tài liệu), listening và reading.
Trong 2 phần chính về kỹ năng, mình sẽ nói đến cả việc luyện để thi và luyện kỹ năng nói
chung bởi vì cá nhân mình thấy đây là 2 phần không thể tách rời nếu bạn thực sự muốn đi vào
phòng thi của bất cứ ngày thi nào với mục tiêu 9.0 cho hai phần kỹ năng này.

A. Materials:

Mình thực sự là loại dung rất ít tài liệu để ôn, một là vì mình lười, hai là vì mình luôn cố
gắng là đã mất công dành ra hơn một tiếng để làm bài test ở nhà thì phải tận dụng hết bài test
ấy bằng cách note lại từ mới, collocation hay và đôi khi là ý tưởng cho writing/speaking nữa.
Trong thực tế thì trước khi thi mình sẽ chỉ luyện tối đa 4 test trước khi thi.

Lần thi thứ nhất (8.5 Reading; 9.0 Listening) thì mình chỉ dùng đúng quyển Cam 9 và
cho đến giờ phút này mình vẫn xin khẳng định là đây là quyển luyện đề cực kỳ phù hợp với
các bạn mới thi lần đầu và muốn làm quen với cấu trúc đề. Cam 9 có thể hơi dễ hơn so với

Written by Luu Trang.


mức đề hiện tại một chút nhưng bù lại các kiểu câu hỏi rất đa dạng và diễn đạt rất rõ ràng. Nếu
bạn muốn áp dụng tips của các thầy cô thì đây chính là quyển đề dễ nhận thấy sự hiệu quả của
tips nhất.

Lần thi thứ hai (8.5 Listening; 9.0 Reading) thì mình thực sự là rất lười và chỉ làm đúng
một đề trước ngày thi. Nhưng trước đó mình cũng có một thời gian ngắn đi dạy IELTS và cũng
tìm hiểu tài liệu cho học sinh nên có thể nói là đã làm một số bài trong Cam 8 và series Plus
1,2,3 trong vòng 1 năm trước khi thi. Theo mình thì nếu bạn nào chưa vững thì không nên
luyện Plus 3 làm gì. Về format, mình nghĩ sách vẫn rất chuẩn nhưng độ khó thì thực sự hơi
bị…unreal (vô thực) ở một số bài có dạng map của cả Listening và Reading.

Lần thi thứ ba (9.0 Reading; 9.0 Listening), mình chỉ dùng Cam 12 và trong một năm
trước đấy thì có rải rác Official Guide của Cambridge để đi gia sư nữa. Mình nghĩ là độ khó của
Listening trong Cam 12 thực sự rất sát với kỳ thi thật, ít nhất là kỳ thi 0303 của mình. Thực sự
là rất may mắn khi làm bài nghe của Cam 12, mình đã nhận ra một số yếu điểm khi dạng bài
Map và Matching của mình và kịp thời nghĩ ra cách đối phó vì nếu bạn nào đi thi kỳ thi hôm ấy
chắc nhớ là chúng ta đã có cả 2 dạng bài ấy.

Kết lại là cá nhân mình chỉ tin dùng Cam 7-12 (mình chưa làm hết nhưng thỉnh thoảng
lấy một bài random ra cho em với học sinh làm thì thấy đều ổn cả), Official Guide của
Cambridge và có thể là Plus 2 và 3 (Plus 1 hơi bị dễ quá) khi ôn 2 kỹ năng này. Mình biết
nhiều bạn rất thích dùng bộ Recent Actual Test vì cho rằng nó sát với đề thật hơn, nhưng mình
thực sự không thích dùng bộ này, cả để ôn thi và cho học sinh làm vì 2 lý do.

1. Phần câu hỏi đôi khi không chuẩn nên dẫn đến đáp án thiếu tính thuyết phục và mình
cảm thấy mình phải miễn cưỡng thêm một bước suy diễn để chấp nhận đáp án, trong khi mình
nghĩ thi đọc IELTS càng suy diễn càng dối rắm.

2. Mình nghĩ là độ khó của Cam 12 và Official Guide cũng tương đương với kỳ thi thật
rồi. Hơn nữa khó hay không khó, nó còn phụ thuộc vào cái vốn từ vựng và kỹ năng nền của bạn
nên một quyển luyện đề cũng không giải quyết định gì cả.

*Ngoài ra nếu bạn muốn tự ôn ở nhà mà vẫn ra tips như mình ngày trước thì bạn có thể
tham khảo blog IELTS-simon. Mình chỉ đọc ở đấy thôi mà cũng vỡ ra rất nhiều điều đó.

Written by Luu Trang.


*Đây là ví dụ minh họa về cách mình note lại những từ hay ho và những từ mình vẫn nghe
chưa rõ hoặc không biết cách phát âm/đánh vần khi làm luyện đề.

Written by Luu Trang.


B. Reading:

1. IELTS Reading:

Trên mạng có rất nhiều chia sẻ tỉ mỉ của các bậc cao thủ võ lâm trong giới IELTS, thầy cô
cũng có, học sinh cũng có, blogger cũng có mà cựu giám khảo cũng có nên mình xin phép
không đi quá sâu vào việc xử lý từng loại câu hỏi ra sao. Mình sẽ chỉ mạn phép chia sẻ một số
tips có thể áp dụng được và những principles mình luôn tuân thủ khi làm bài reading để có thể
tối đa kết quả của mình.

 Skimming và Scanning là 2 kỹ năng chính mà bạn cần sử dụng.


Đây không phải điều gì mới mẻ cả và mình nghĩ ai học tiếng Anh cũng ít nhất nghe
qua 2 thuật ngữ này 1 lần. Tuy nhiên, mình không nghĩ là ai cũng có khả năng tối ưu hóa 2
kỹ năng này, bởi vì dù các dạng câu hỏi có thiên biến vạn hóa đến mấy thì một khi bạn đã
làm xuất sắc phần scanning và skimming thì bạn vẫn có thể ăn điểm tối đa.
Về phần scanning, các bạn đều biết là bám vào các từ khó có thể paraphrase để tìm
ra chi tiết mình cần. (VD: tên riêng, số liệu, thuật ngữ, các từ được in đậm, in nghiêng hoặc
đưa vào ngoặc kép, các từ nhìn không có gì đặc biệt nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần
trong bài mà không có dấu hiệu bị thay thế, hoặc đơn giản là các danh từ vô cùng cơ bản
như table hay chair ,...). Nhưng tất nhiên là không phải lúc nào đề nó cũng cho bạn cơ hội dễ
dàng như vậy và có rất nhiều câu bạn phải scan dựa trên những chi tiết rất dễ paraphrase.
Để đối phó với loại này, mình chỉ có 1 tôn chỉ để dựa vào, đó là phải hiểu thật kỹ câu hỏi.
Nếu mà cứ mù quáng đâm đầu đi tìm key word trong khi đề bài chưa kịp thấm vào đầu thì
một là bạn sẽ tìm cả ngày mà không thấy chi tiết đấy hoặc thấy nó khắp nơi trong bài mà chả
biết phải lựa cái nào ra để làm bài. Scanning vốn không phải là đi tìm key word mà là đi
tìm chi tiết, vậy nên muốn tìm chi tiết thì phải biết mình đang đi tìm cái gì. Bạn có thể
hiểu qua loa yêu cầu bằng tiếng Việt để đỡ bị dựa dẫm 1 cách vô thức vào key word tiếng
Anh, hoặc có thể dự trước một số khả năng paraphrase có thể xảy ra. Mình xin nhắc lại là
mình không phủ nhận tính hiệu quả của việc đi tìm theo key word. Cái mình muốn nhấn
mạnh là bạn phải kết hợp key words với sự thông suốt về câu hỏi và kết hợp 2 yếu tố ấy với
nhau mới có thể scan một cách toàn diện nhất.
Trong một diễn biến khác thì skimming cũng là một loại hình nghệ thuật rất khó tu
luyện, đặc biệt là khi phải làm dạng match chi tiết với đoạn văn hoặc match headings với

Written by Luu Trang.


đoạn văn. Bản thân mình là một đứa cực kỳ dễ mất tập trung với attention span bằng một
đứa trẻ con lớp 3 và đã có kinh nghiệm trải qua 2/3 quãng đời đi học trong tình trạng cứ
đọc dòng sau là quên dòng trước nói về cái gì. Mình có may mắn là trong lúc học phải đọc
rất nhiều nên kỹ năng skimming cứ thế được tôi luyện nhiều năm. Tuy nhiên, bài đọc IELTS
thì có nhiều bài với mình phải nói là... rất chán (đặc biệt là mấy thứ về kinh tế hay là môi
trường) nên mình vẫn phải có tips riêng để skim bài.
a. Đầu tiên là mình tô vẽ rất nhiều vào bài. Đọc đến đâu mình khoanh tròn
Subject và Verb đến đấy, và gạch chân những cụm tính từ hoặc trạng từ nổi bật. Nói
thật là không phải lúc nào mình cũng tô vẽ có chiến thuạt như vậy, nhưng mà đúng là
lúc nào mình cũng khoanh và gạch một cách triệt để vì 2 lí do: 1. Cho đỡ buồn ngủ.
Khi mình đọc nếu chỉ có mắt vào não hoạt động thì mình cực kỳ dễ rơi vào trạng thái
"ngủ mở mắt", vậy nên tay mình cũng phải hoạt động mãnh liệt để tránh tình trạng
đáng tiếc này xảy ra; 2. Vì là skimming nên chủ yếu mình chỉ cần biết nó đang nói về
cái gì đã, không cần tiểu tiết. Khi mình khoanh tròn những từ trọng điểm như vậy, vô
hình chung mình làm những từ này đọng trong não mình và cùng lúc loại bỏ các từ
chẳng có ích gì với mình lúc ấy (VD: các từ chỉ có chức năng ngữ pháp như a, an,the
và các tính từ thêm vào cho description nó được hay ho hơn,...)
b. Mình thường dừng lại 2-3 giây để tổng hợp lại những gì mình đã hiểu
về đoạn cần đọc, đặc biệt là khi có câu dài. Tức là mình không đọc 1 lèo mà sẽ chủ
động tóm tắt lại trong đầu xem câu vừa rồi nói gì và nó liên quan gì đến cái câu trước
(support hay là một ý mới hoàn toàn chẳng hạn, ...). Thực tế ra mà nói thì nếu bạn
đọc nhiều và đọc tốt, đây là một bước có thể bỏ, nhưng nếu bạn dễ mất tập trung thì
đừng bao giờ để đến hết đoạn mới lần mò lại xem mình đã đọc những gì.

 Đừng suy diễn nhiều mà làm gì.


Mình có đọc qua một số dạng bài thi khác và mình thấy IELTS reading là kiểu thi đặc
biệt chú trọng yếu tố dùng từ (bao gồm cả từ và cách diễn đạt). Mình nói vậy không phải là
vì IELTS nhiều từ mới hơn các kỳ thi khác vì sự thực là mình thấy IELTS rất ít từ khó. Mình
nói nó quan trọng việc sử dụng từ là bởi các các câu hỏi của IELTS chủ yếu có thể giải quyết
một cách rõ rang bằng cách tìm ra các expressions tương tự, hoặc trái ngược nhau. Điều này
thể hiện rất rõ trong dạng bài True/False/Not Given, một trong những đặc sản 99% luôn có

Written by Luu Trang.


trong đề thi thật. Nếu tìm được cụm từ tương đương, câu ấy đúng. Nếu không tìm được,
câu không đủ dữ kiện để trả lời. Nếu tìm được cụm từ trực tiếp trái nghĩa, câu ấy sai.

*Hình minh họa Key Word Table (ielts-simon.com) – 1 cách làm khá thú vị và hiệu quả cho
IELTS reading của thầy Simon.
Đến đây thì rất nhiều bạn, đặc biệt là các bạn giỏi từ vựng dính bẫy. Mình xin giải
thích đơn giản như sau: khi bạn yếu reading, bạn lệ thuộc vào việc tìm ra clue trong phần
diễn đạt của bài nên bạn trả lời hoàn toàn dựa vào những gì bạn tìm được trong bài. Ngược
lại, các bạn giỏi từ vựng thì hay có phản xạ đọc cả câu, cả đoạn để tổng hợp lại một ý hiểu và
rồi trực tiếp trả lời bài dựa trên ý hiểu ấy thay vì việc đối chiếu cụm từ key word với cụm từ
tìm thấy trong bài. Nếu bạn làm dạng bài matching details hoặc headings thì có thể cái phản
xạ này là một lợi thế, nhưng khi làm T/F/NG và Y/N/NG và cả multiple choice thì thực sự là
con dao 2 lưỡi. Một mặt thì bạn giải quyết vấn đề rất nhanh, mặt khác là bạn vô tình thêm 1,
2 suy diễn cá nhân trong quá trình tổng hợp ý hiểu. VD: Trong bài nói con ong B gặp khó
khăn khi xây cái tổ và khi xây xong thì con ong A đã có nhà mới rồi. Nếu mình đọc lướt qua
thì trong đầu sẽ tự dung có cái suy nghĩ là con ong A đã xây nhà một cách dễ dàng hơn con
ong B. Nhưng nếu mình đọc kỹ lại thì làm gì có cái chi tiết ấy ở trong bài. Và thế là mình đã
tự tiện mang cái suy diễn của mình ra để làm bài và tất nhiên là...sai.
Theo mình là rất khó để bỏ cái phản xạ này vì khi bạn có sự tư duy hoặc critical
thinking lúc đọc bài thì không thể tránh khỏi bạn có những assumptions (giả định) của cá
nhân khi tiếp thu một luồng thông tin. Đặc biệt là nếu bạn gạt đi cái bước tổng hợp thông
tin trong đầu thì bạn cũng đã loại đi một số bước quan trọng của quá trình tìm ra đáp án
(VD: inference – quá trình đi từ nghĩa đen của câu đến liên tưởng rộng hơn sử dụng các yếu

Written by Luu Trang.


tố đã có trước của bài để hiểu sâu hơn về hàm ý của câu). Chính vì thế nếu ai có cùng vấn đề
này với mình thì hãy thử chen thêm 1 bước đối chiếu các cụm expressions trong đề bài
và check xem bạn có thể tìm thấy đủ các yếu tố này trong đoạn văn đề bài không trước khi
đặt bút chọn đáp án. Còn nếu mà bạn không có thời gian nữa thì ít nhất là trong bài T/F/NG
và Y/N/NG, nếu bạn thấy mình phải lưỡng tự và bắt đầu phải tư duy thêm về một câu nào
đó thì khả năng cao là câu đó Not Given.
Kết lại thì không phải là đừng có suy diễn mà là đừng có suy diễn vượt quá những gì
có sẵn trong bài. IELTS không yêu cầu bạn dùng common knowledge (thường thức) để suy
diễn, mà là dùng chính những cái gì đã viết rành rành trong văn bản để suy. Tóm lại, suy
diễn của bạn phải luôn được back up (hỗ trợ) đầy đủ bởi các câu và các từ có trong
đoạn.

 Sử dụng triệt để Elimination process.


Mình đã từng thường xuyên bị loạn trí mỗi khi làm multiple choice và matching
headings bởi vì có quá nhiều lựa chọn hoặc các lựa chọn đều có lý. Nhưng sau này mình đã
tạo cho bản thân một thói quen đó là trước khi chọn đáp án headings thì mình loại hết tất
cả các lựa chọn đã dùng rồi, các lựa chọn vô lý vì không có đề cập đến trong đoạn (chúng ta
đều làm headings cuối cùng khi đã đọc qua ít nhất là ½ số đoạn trong bài nên mình nghĩ
không khó để loại đi những yếu tố không xuất hiện trong 1 đoạn cụ thể). Đến khi mình nhìn
lại thì sẽ chỉ còn tầm 2-3 lựa chọn cho 1 đoạn văn, thay vì 7-8 lựa chọn như cũ và sau khi
xong bước này mình mới quay lại đọc qua đoạn văn ấy để chọn đáp án.
 Luyện khả năng đoán từ vựng dựa trên ngữ cảnh.
Theo mình khi làm bài đọc không nên quá dựa vào từ điển. Đương nhiên bạn phải
tra từ sau khi đã làm xong, nhưng khi làm bài thì hãy cố gắng vận dụng tối đa kiến thức từ
vựng và ngữ pháp có sẵn để đoán được từ mới. Có 2 cách cơ bản nhất, đó là:
a. Dựa vào loại từ mà đoán. Nếu là (adj) thì negative hay positive? Nếu là (v)
thì ai là chủ thể hành động và ai/cái gì bị tác động? Đôi khi đó là tất cả những gì bạn
cần biết về một từ để làm bài.
b. Dựa vào các câu hoặc vế câu đi kèm. Đôi khi các vế câu phía sau chính là vế
giải thích ý nghĩa của từ hoặc ít nhất là support cái idea chính của từ ấy.

2. Extensive Reading:

Written by Luu Trang.


Quan điểm của mình đơn giản thế này thôi: bạn đọc càng nhiều thì kỹ năng và vốn từ
càng tăng. 2 cái yếu tố ấy đã ở mức cao thì chẳng cần tips hay strategies gì vẫn vào phòng
thi làm được điểm cao (tuyệt đối hay không là do lối tư duy của bạn có khớp của bài không và
bạn có may mắn không). Nhà mình có 2 người và cả 2 đều đạt điểm Listening và Reading như
nhau thì ngoài mình ra, người còn lại đi thi khi mới chỉ làm vài đề trong sách Cam và không hề
đọc tips của ai cả. Bạn ấy thi Reading bằng cách đọc hết bài passage xong take note xuống từng
đoạn rồi mới đọc đến câu hỏi và từ từ trả lời, tức là ngược lại tôn chỉ "Đọc câu hỏi trước rồi
mới tìm chi tiết để trả lời" của các sĩ tử IELTS. Và mình đi đến kết luận là để đạt điểm tuyệt đối
bằng cách "ngược đời" như vậy chỉ có thể là do bạn ấy ngày nào cũng phải đọc một khối lượng
tài liệu rất lớn nên khả năng đọc đã trở nên thượng thừa. Tựu chung thì mình thấy bạn mà đọc
sách nhiều thì lợi cho tất cả các kỹ năng còn lại và lợi cho cuộc sống sau này của bạn nên mình
xin chia sẻ một số cách tạo thói quen đọc tốt hơn.

 Đầu tư mua Kindle nếu bạn có điều kiện. Kindle giúp bạn có thể đọc sách mọi
lúc mọi nơi (như thể mang cả cái tủ sách nhà bạn bên người) và cũng có chức năng tra từ
điển và note lại cụm từ hay ho. Thực sự là mình nghĩ Kindle chính là vật bất ly thân của
mình.

Written by Luu Trang.


Hình minh họa về một số chức năng hỗ trợ cho việc học từ vựng của Kindle.
(nguồn ảnh: Amazon.com)
 Đừng đặt ra mục tiêu to tát như kiểu 1 năm đọc xong 50 quyển sách mà hãy
bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ bé, dễ thực hiện để tránh bị nản chí ngay từ đầu. VD:
ngày trước mình chỉ thích dùng điện thoại xem idols các kiểu nên thấy sách là nản. Vì thế
mình bắt đầu đặt ra chỉ tiêu cho bản thân là phải đổi lấy 10 trang sách để xem idols 45',
không đọc thì khỏi xem (1 mũi tên trúng 2 đích, nhân tiện "cai" điện thoại luôn). Sau đó
mình nâng lên dần là 30' đọc trước khi đi ngủ, rồi thêm 30' đọc sau khi thức dậy. Cứ như
vậy cho đến khi mình nhận ra là việc đọc không phải cái gì mình phải miễn cưỡng mới làm
được nữa vì nó đã xuất hiện trong lịch sinh hoặt của mình một cách đều đặn như việc ăn
cơm vậy.
 Xen kẽ những văn bản/sách "khó nhằn" (heavy reads) với những thứ dễ
đọc hơn (light reads). Bản thân mình thích đọc pop psychology (VD: Predictably
Irrational, Influence: Science and Practice, ...), novel của 2 bác Murakami, và các sách về lối
sống (minimalism, essentialism, ...). Nhưng mà đôi khi mình thấy không có hứng và cũng mệt
nên không muốn đọc những thứ wordy (nhiều chữ) hoặc chỉ đơn giản là những thứ khiến
mình phải nghĩ. Những lúc này mình vẫn không muốn bỏ qua việc đọc vốn đang được rèn
để trở thành thói quen của mình nên mình quay sang những thứ đọc lướt qua cũng hiểu
được và không nhất thiết phải là ngoại ngữ. VD: trước khi thi IELTS vài hôm mình tự dưng
chán nhìn thấy chữ tiếng Anh nên đã quay ra đọc 80 chap đam mỹ và khi đọc xong thì
không chỉ thấy thỏa mãn mà còn quên mất cơn chán nản ban đầu và tiếp tục đọc sách ngon
lành. Đây là cách chữa bệnh chán đọc bằng cách đọc... cái khác.
 Mình cực lười học viết và cả quãng đời ôn thi chắc viết được 3 bài task 2 tại nhà.
Để bù đắp, mình hay search các writing topics cho task 2 và rồi tìm kiếm các article
liên quan đến đến các chủ đề mình không có nhiều hiểu biết lắm. VD: Kiến thức của
mình về environment cực kỳ nông cạn nên mình đã search 1 số từ khóa hay gặp trong ielts
writing như "wildlife conservation" và "environmental issues related to aviation" để đọc
các luồng ý kiến khác nhau về chủ đề này. Khi tìm được article tâm đắc (dễ hiểu và có lượng
từ vựng thuộc chủ đề nhiều) thì mình sẽ note lại các ideas và từ vựng hay. Mình cố gắng
note theo trình tự dàn ý nếu coi đây là 1 essay IELTS, nghĩa là ý chính là gì, các supporting
ideas là gì. Điều này dần dần luyện cho mình tăng khả năng tóm tắt ý chính của bài (lợi cho
Reading) và trình bày một argument sao cho logic (lợi cho Writing). Tuy nhiên, cái này mới

Written by Luu Trang.


chỉ là trên lý thuyết vì mình mới làm được việc này với vỏn vẹn... 2 chủ đề và không chịu đi
đôi với thực hành viết nên kết cục là writing chỉ được 7.5 thôi.

Ví dụ về 1 phần bản tóm tắt ý tưởng về wildlife conservation của mình sau khi đọc một số nguồn tài
liệu.

C. Listening:

Nói một cách đơn giản về kỹ năng này thì là "Nghe được thì mới nghĩ đến chuyện làm
được." Khi bạn làm Reading, đôi khi kỹ năng xài tips của bạn có thể thượng thừa tới mức
chẳng hiểu ý nghĩa của từ mình điền là gì mà vẫn điền ngon ơ. Nhưng thực tế đáng buồn là khi
đến với Listening, bạn sẽ nhận ra là tips gì thì tips, bạn mà không biết cái từ đó hoặc không
nghe được mạch của bài thì thứ duy nhất giúp bạn có cái để mà điền xuống chỉ là kỹ
năng...đoán mò. Với mình listening là một phần khá đặc biệt trong việc học và dạy IELTS bởi vì
nó dựa vào một kỹ năng vô cùng passive (thụ động). Một khi bạn đã được điểm tuyệt đối của
kỹ năng này, rất khó để bạn bị kéo xuống 8.0. Nhưng ngược lại, bạn sẽ thấy mình cực kỳ khó để
kéo điểm lên trong một thời gian ngắn, đặc biệt là khi bạn đang ở ngưỡng 7.0-7.5 và muốn lên

Written by Luu Trang.


8.0. Vậy nên ở phần này mình xin phép được nói về cách mình tăng khả năng listening nói
chung trước.

1. General listening:

 Mình biến việc nghe tiếng Anh (hoặc tiếng Nhật khi mình còn học cả
ngoại ngữ này) thành một phần trong sinh hoạt hằng ngày của mình. Sáng nào mình
cũng mất tầm 45' để vệ sinh cá nhân và makeup trước khi đi làm/đi học/đi chơi. Mình
chỉ thuần túy là nghe thôi chứ chẳng ghi chép gì hết. Trong khoảng thời gian này mình
nghe một số chương trình yêu thích của mình, đặc biệt là loại mà mình không cần phải
nhìn hình lắm vì nếu bật phim ảnh thì mình cứ phải xem hình thì còn làm được gì nữa.
VD những thứ mình hay bật để nghe trên youtube: late-night talk shows (chủ yếu là Last
Week Tonight with John Oliver vì mình hợp kiểu humour của chú này),
travelogue/vlogs của các youtube chanel liên quan đến văn hóa Nhật (NHK world và
AbroadinJapan là 2 nguồn chủ yếu của mình), panel shows của BBC (8 out of 10 cats,
Would I lie to you, hay Mock The Week). Điều quan trọng là bạn phải cảm thấy
những clips/audios này hấp dẫn vì passive listening chỉ có hiệu quả nếu bạn cảm
thấy nó rewarding (bổ ích, làm bạn cảm thấy được đền đáp). Vậy nên nếu bạn định
thực hành cách học nghe này thì bạn nên dành thời gian tìm hiểu sở thích của mình chứ
đừng miễn cưỡng theo nguồn được giới thiệu bởi người khác. VD: rất nhiều bạn thích
nghe TED talks nhưng mình thì không. Vậy nên mình cũng chẳng cố gắng bắt bản thân
mình nghe TED talks làm gì, đặc biệt là trong những lúc mình cần cảm thấy thoái mái
như makeup hoặc trước khi đi ngủ.
 Mình nghe đi nghe lại một clip/audio file. Việc này khiến cho tai mình
có cơ hội thấm nhuần dần dần tất cả các yếu tố mà một bài nghe có thể đem lại cho mình
(từ vựng, cách phát âm, cấu trúc câu, ideas, ...). VD: năm mình học lớp 11, mình bắt đầu
xem panel shows của Anh và mình thực sự không theo nổi tốc độ nói, không nghe được
các accents khác nhau của từng vùng, và lại càng không hiểu được humour của họ, cũng
như nhiều từ vựng trong cuộc nói chuyện giữa những người tham gia trò chơi. Mình
nhớ là có 1 tập Never Mind The Buzzcocks mà mình rất hay bật trước khi đi ngủ từ lúc
ấy mặc dù mình chỉ hiểu 1 số tình huống trong show cho đến tận mấy năm đại học. Và
rồi 1 ngày mình nhận ra rằng mình đã có thể hiểu gần hết những gì họ nói rồi, đồng thời

Written by Luu Trang.


mình cũng đã rèn cho tai mình quen với các accents khác nhau và phản xạ xây dựng lại
ideas của người nói dựa vào các key words.
 Viết chính tả nếu bạn vẫn đang ở mức trung trung. Mình học Khoa Anh
ĐH Hà Nội và được đào tạo để theo ngành dịch. Khi làm bài phiên dịch, bọn mình phải
căng óc, căng tai lên để bắt từng từ một và có nhiều lúc để làm bài tập, mình đã phải
chép transcript cho các clips. Từ sau khi học bộ môn này xong thì quả thực là khả năng
bắt từ của mình tăng lên rất nhiều.

2. IELTS Listening:

 Spelling rất quan trọng. Mình đặc biệt tệ ở phần này nên mình đã rút ra một
kinh nghiệm là phải lập ra được 1 list các từ "khó đành vần" trong đầu mình trước khi vào
phòng thi. VD với bản thân mình thì các từ sau đây luôn làm mình phải double check:
traditional, convenient, và necessary. Mình đã từng vì ngồi nghĩ xem cái từ đó đánh vần thế
nào ở Section 4 mà bị bỏ lỡ một câu ngay sau đó và cuối cùng ngậm ngùi khi biết trượt mất
khả năng đạt điểm tuyệt đối.
 Tập cho mình khả năng có thể bình tĩnh đi tiếp kể cả khi chưa chắc chắn về
một đáp án của câu trước. Bạn có thể suy nghĩ thêm về câu ấy khi người ta cho bạn 10s
suy nghĩ và nhìn lại bài và mình đảm bảo là bạn sẽ chỉ có thể bị mất thêm điểm nếu chần
chừ nghĩ thêm về một chi tiết đã trôi qua trong bài nghe. Bạn tư duy lúc ấy hay lúc được
10s nhìn lại bài thì kết quả cũng như nhau thôi. Đừng để vì một tiếc nuối nhất thời mà làm
hỏng cả đại sự. Sai thêm 1 câu cũng có thể là xuống hẳn 1 band điểm rồi đó!
 Luôn luôn chuẩn bị thật kỹ trong thời gian chờ băng. Đi thi nghe cũng như
nấu ăn vậy. Mình chuẩn bị những "nguyên liệu sẵn có" càng tốt thì "nấu nướng" càng hiệu
quả và càng đảm bảo được độ ngon của "món ăn", tức là kết quả cuối cùng. Mình biết có
những bạn không cần chuẩn bị vẫn đạt điểm tuyệt đối, nhưng nếu bạn chưa đạt đến mức
ấy, bạn nên thử circle key word, predict câu trả lời và các khả năng paraphrase xem. Với
mình, mình key word để theo được đoạn băng, để biết người nói đang đề cập đến đâu. Và
mình đặc biệt thích predict (dự đoán) câu trả lời, hoặc ít nhất là loại từ và nhóm ý nghĩa của
từ (number, address, meal, ...), đặc biệt là ở Section 4. Khi predict mình phải vận dụng
hết tất cả những clue sẵn có trong đề, từ vị trí ngữ pháp, cấu trúc bài (luận điểm
chính của phần đó là gì chẳng hạn) cho đến ý nghĩa của các từ xung quanh. Nói cách
khác, mình đã ép được bản thân mình đọc không sót những gì đã bày sẵn và ngoài ra cũng để

Written by Luu Trang.


cho não mình khởi động tư duy về chủ đề của bài nghe ngay từ trước khi băng bắt đầu. Điều
này làm tăng khả năng theo kịp đoạn hội thoại và cũng khiến mình cảm thấy bài nghe thú vị
hơn (vì thực sự là IELTS listening khá nhạt nhẽo nên làm mình lắm lúc mất tập trung khi
nghĩ sang cái khác). Quan trọng là quá trình dẫn đến cái dự đoán của bạn chứ không
phải bản thân dự đoán của bạn. Thế nên bạn cũng cẩn thận đừng để mình rơi vào tình
trạng nghe bài mà cứ chăm chăm tìm cái dự đoán của mình nhá. Một khi băng đã chạy thì
bạn hãy tạm quên nó đi!

Minh họa cho cách mình chuẩn bị dạng bài fill-in-blanks.

 Mình bắt đầu take note xuống trong lúc băng chạy thay vì vừa nghe
vừa trả lời luôn khi làm dạng bài matching (có thể là điền A,B,C,.. tương ứng với tên
địa điểm trong bản đồ hoặc nối ý A,B,C,... với những đối tượng trong câu hỏi). Không
biết có phải do tuổi tác không mà mình nhận thấy không còn có thể đảm bảo là sẽ multi-
task theo kiểu vừa nghe, vừa hiểu, vừa trả lời câu hỏi luôn được. Thế nên mình đã mạnh
dạn không màng đến câu trả lời ngay mà tập trung note lại tất cả những gì speaker nói
về chi tiết cần nghe và sau đó dùng chính note đấy để chọn đáp án. Đến giờ thì mình

Written by Luu Trang.


thấy đây là phương pháp rất hiệu quả với mình vì theo một cách hiểu nào đó thì mình đã
bớt đi được 1 bước trong quá trình nghe của mình và vì thế tăng hiệu quả bắt từ, cũng
như hiểu ý người đọc. Các bạn nào có khả năng nghe nền tốt (bắt được gần hết những gì
speakers nói) nhưng lại hay bị luống cuống trong việc chọn đáp án cho các dạng bài đề
nhiều chứ như matching hoặc multiple choice có thể thử luyện theo cách này xem.

Minh họa cho việc take note trước khi quyết định câu trả lời của mình.

Đến đây thì chia sẻ của mình cũng quá dài rồi. Thực ra mình không phải đứa học hành
chăm chỉ gì cho cam, nhưng khi mình học thì mình luôn cố gắng tìm ra cách làm phù hợp nhất
đối với bản thân mình. Tất nhiên ai cũng phải theo một số những tips cơ bản khi làm bài thi,
chỉ có điều cũng như việc không phải ai tư duy cũng giống số đông, không phải cách học nào
cũng hợp với tất cả mọi người. Khi bạn học, bạn đừng thụ động làm răm rắp theo những gì bạn
học từ một người khác và cứ làm luyện đề ngày này qua tháng khác mà chẳng có sự thay đổi gì
trong cả điểm số lẫn cách tư duy. Nếu bạn chưa đạt điểm tuyệt đối, bạn hãy chủ động thử cách
làm khác xem sao. Khi thử nghiệm bạn phải biết rõ cái nào mình làm được, cái nào không và từ
đó rút ra bí kíp của riêng mình.

Written by Luu Trang.


Điều cuối cùng mình muốn nói là IELTS là một kỳ thi kiểm tra năng lực sử dụng tiếng
Anh của bạn. Vậy nên nếu bạn cứ lao đầu vào học thi không thôi mà không trau dồi để nâng cao
tiếng Anh nói chung thì kết quả sẽ khó lòng mà cao được. Bạn có thể cut corners (đốt cháy giai
đoạn) với nhiều việc, nhưng mình không nghĩ là việc học nằm trong số đó đâu.

Chúc các bạn học tốt và đạt được kết quả như ý muốn!

Written by Luu Trang.

Potrebbero piacerti anche