Sei sulla pagina 1di 8

BÀI DỰ THI ĐỌC SÁCH TÌM HIỂU “LONG AN QUÊ HƯƠNG TÔI”

LẦN THỨ IX - 2018


Chủ đề “Hào khí sông Vàm”
Thông tin người dự thi: Nguyễn Thị Minh Thảo
Sinh ngày: 8/7/1981
Nghề nghiệp: Giáo viên Tiếng Anh THPT
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Long An

PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Câu 1: Phần trắc nghiệm (Đáp án đúng được in đậm)

Câu a: Trận Mộc Hóa là cuốn phim đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam.
Cuốn phim lần đầu tiên được công chiếu vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 07/5/1948 b. Ngày 18/8/1948
c. Ngày 19/8/1948 d. Ngày 24/12/1948
Câu b: Tác giả ca khúc Tiểu đoàn 307 là ai?
a. Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí b. Nhạc sĩ Trần Chung
c. Nhạc sĩ Văn Cao d. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Câu c: Tên chiến sĩ tự chặt tay mình xông lên công đồn trận Mộc Hóa?
a. Chiến sĩ Nguyễn Văn Tịch b. Chiến sĩ Tạ Văn Bang
c. Chiến sĩ Huỳnh Kim Đạt d. Chiến sĩ Nguyễn Minh Trung
Câu d: Vàm Nhựt Tảo được Bộ Văn hóa, Thông tin xếp hạng là Di tích quốc gia năm
nào?
a. Năm 1995 b. Năm 1996
c. Năm 1997 d. Năm 1998
Câu e: Trận đánh Mộc Hóa diễn ra vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 10/8 – 12/8/1948 b. Ngày 12/8 – 14/8/1948
c. Ngày 14/8 – 16/8/1948 d. Ngày 16/8 – 18/8/1948
Câu f: Ngày 19/5/2013 – Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tổ chức công
bố Nghị quyết điều chỉnh ranh giới hành chính huyện Mộc Hóa để thành lập thị xã Kiến
Tường và huyện Mộc Hóa còn lại. Nghị quyết được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng ký vào ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 01/01/2013 b. Ngày 01/3/2013
c. Ngày 15/3/2013 d. Ngày 18/3/2013
Câu g: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”. Tác
giả của câu thơ trên là ai:
a. Nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt b. Nhà thơ Nguyễn Bính
c. Nhà thơ Nguyễn Trung Thu d. Nhà thơ Bùi Công Minh
Câu h: Khu di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo tọa lạc tại:
a. Xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức.

Trang 1
b. Xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ.
c. Xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ.
d. Xã Đức Tân, huyện Tân Trụ.
Câu i: Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 307 là:
a. Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ b. Đồng chí Đỗ Huy Rừa
c. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên d. Đồng chí Đào Ngọc Sới
Câu j: Ngày giỗ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực được tổ chức hàng năm ở
Long An là:
a. Ngày 26/8 – 27/8 âm lịch. b. Ngày 27/8 – 28/8 âm lịch.
c. Ngày 11/9 – 12/9 âm lịch. d. Ngày 26/10 – 27/10 âm lịch.
Câu 2: Bạn hãy cho biết tên gọi đầu tiên của Tiểu đoàn 307; Tiểu đoàn 307 làm lễ xuất
quân tại đâu, vào ngày, tháng, năm nào; Ban chỉ huy đầu tiên của Tiểu đoàn 307?
- Tên gọi đầu tiên của Tiểu đoàn 307: Tiểu đoàn liên quân lưu động
- Tiểu đoàn làm lễ xuất quân ngày 5 tháng 7 tại căn cứ Giồng Luông, xã Đại Điền,
huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
- Ban chỉ huy đầu tiên của Tiểu đoàn 307: Lực lượng của Khu 8 và một bộ phận
quan trọng của Trung đoàn 99 Bến Tre hợp thành, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu
đoàn 307 là ông Ðỗ Huy Rừa quê ở làng La Ngạn, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam
Định
Câu 3: “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa Kiếm bạt
Kiên Giang khấp quỷ thần”.
Hai câu thơ hào hùng trên muốn nhắc đến hai chiến công lẫy lừng của Anh hùng
dân tộc Nguyễn Trung Trực. Bạn hãy cho biết đôi điều về hai chiến công đó?

Không có gì lý thú, xúc động cho bằng khi được tận mắt chứng kiến những mảnh gỗ, mảnh
sắt còn sót lại của chiến hạm L’Espérance bị Nguyễn Trung Trực đánh chìm cách đây 151
năm - lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử chống Pháp của phong trào Cần Vương, quân ta
tấn công và đánh chìm một chiến hạm của Pháp.

Tại đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Vàm Nhựt Tảo (Long An) có nhiều bức tranh vẽ Trương
Định, Nguyễn Trung Trực rất đẹp. Có điều, tranh vẽ chân dung Nguyễn Trung Trực “hơi bị…
già” so với tuổi thực của ông. Bức tranh vẽ cảnh Nguyễn Trung Trực hiên ngang giữa pháp
trường: chân đi trên chiếu hoa, đầu ngẩng nhìn trời (không thấy ghi tên họa sĩ). Chi tiết “chiếu
hoa” ngờ rằng như tưởng tượng - chẳng qua vì tôn kính vị anh hùng này quá, họa sĩ mới vẽ
như thế. Nhưng nhiều giai thoại cho rằng: vùng Tà Niên chuyên nghề dệt chiếu, ở đó cũng là
căn cứ địa của Nguyễn Trung Trực, chính phó tướng Lâm Quang Ky là người dân vùng này,
nên khi nghe Nguyễn Trung Trực bị giặc đem về Rạch Giá hành quyết, người dân Tà Niên
(nay thuộc xã Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành - Kiên Giang) đã bất chấp địch trả thù, họ
đem chiếu hoa trải suốt dọc đường người “vị quốc vong thân”.

Mô hình tái hiện trận đánh - Ảnh: H.Đ.N


Hỏa hồng Nhựt Tảo

Trang 2
Vàm Nhựt Tảo là nơi gặp nhau của sông Vàm Cỏ và rạch Nhựt Tảo, nay thuộc xã An Nhựt
Tân, huyện Tân Trụ (Long An). Lúc Nguyễn Trung Trực chỉ huy trận đánh này thì ông mới 22
tuổi (ông sinh năm 1839) nhưng nhờ giỏi võ nghệ, can đảm từng lập nhiều chiến tích dưới
trướng Bình Tây đại nguyên soái Trương Định, nên được điều về hoạt động chống Pháp trên
địa bàn phủ Tân An.

Thời đó, mỗi chiếc tàu chiến của giặc Pháp là một “pháo đài di động” bất khả xâm phạm và
chiếc tiểu hạm L’Espérance (Hy vọng) án ngữ ngay ngã ba sông Vàm Nhựt Tảo như một cái
gai làm “xốn mắt” nghĩa quân và nhân dân trong vùng. Đó là một chiếc tiểu hạm bằng gỗ, có
chỗ bọc đồng chạy bằng hơi nước, trang bị một đại bác và nhiều vũ khí đa năng, thuộc lớp
tàu tối tân của hải quân Pháp thời ấy. Chỉ huy tàu là viên trung úy Parfait cùng 42 lính.

Những ngày đầu tháng 12.1861, Nguyễn Trung Trực đã lên một kế hoạch thông minh và táo
bạo để nhổ “cái gai” này. Trước tiên, ông nhờ các hương chức làng Nhựt Tảo “cố vấn” cho
đám lính Pháp đang phải chịu đựng cái nắng khủng khiếp là nên dùng lá dừa lợp mái tàu cho
mát. Sáng ngày 10.12.1861 các bô lão của làng lại mời các quan “Lang Sa” lên bờ tham dự
buổi hát bội (thực chất là phân tán lực lượng của địch), lại cho vài “du kích” ra khiêu chiến
khiến trung úy Parfait bỏ thuyền, dẫn theo một toán lính truy kích.

Trận đánh được Giám đốc Nội vụ Pháp ở Nam kỳ Paulin Vial thuật lại: “Lúc giữa trưa ngày 10
tháng 12… Bốn hoặc năm chiếc ghe lớn có mui thả trôi theo hông tàu. Đoàn thủy thủ nghỉ
ngơi trên sàn tàu không nghi ngờ gì. Viên sĩ quan phụ tá thò mình ra cửa sổ vì tưởng rằng
người buôn bán muốn xin thị nhận giấy phép lưu thông. Người vô phước này đã bị giết bằng
một mũi giáo vào ngực. (Rồi) đoàn người đột kích (bỗng) la hét khủng khiếp. Vài phút sau,
sàn tàu tràn ngập hơn 150 người An Nam cầm giáo, gươm và đuốc. Một cuộc giáp chiến
không tương xứng diễn ra. Trong vài phút, lửa bắt qua mái rơm của chiếc tiểu hạm và cháy
lan mau chóng. Bị lửa táp, những người giao chiến nhảy bổ xuống sông hay chui vào những
chiếc ghe. Năm thủy thủ gồm 2 người Pháp và 3 người Tagal không khí giới, trốn lên một
chiếc ghe, chèo thục mạng. Từ xa họ thấy chiếc L’Espérance nổ tung mà những mảnh vỡ
văng ra tận hai bờ sông…”.

Kết quả: 17 lính Pháp và 20 cộng sự bị giết chết, chỉ có 5 người trốn thoát (2 Pháp, 3 Tagal -
tức lính đánh thuê người Philippines). Bên ta có 4 nghĩa quân hy sinh. Trung úy Parfait vì
không có mặt trên tàu nên thoát chết, y được nhóm người chạy thoát báo tin và đến tàu
Garonne xin thêm quân tiếp viện, rồi trở lại làng Nhựt Tảo, đốt phá ngôi làng thành bình địa,
sau đó y cho xây một bia tưởng niệm ở bờ sông.

“Kiếm bạt Kiên Giang” và cái chết của người anh hùng

Bảy năm sau, vào nửa đêm ngày 16.6.1868, Nguyễn Trung Trực chỉ huy nghĩa quân đánh úp
đồn Kiên Giang, giết chết 5 sĩ quan Pháp (trong đó có Chủ tỉnh Rạch Giá) và 67 lính, thu
được hơn 100 khẩu súng các loại cùng nhiều đạn dược. Đồn Kiên Giang bị nghĩa quân chiếm
giữ... Hai ngày sau, quân Pháp từ Vĩnh Long do thiếu tá A.Léonard Ansart mở cuộc phản
công, tái chiếm Rạch Giá. Trong đội quân này, có đại úy Dismuratin chỉ huy phân đội Thủy
quân lục chiến, trung úy Taradel chỉ huy phân đội lính mã tà. Ngoài ra còn có trung úy hải
quân Richard, Tổng đốc Lộc, Tổng đốc Phương đi theo phụ tá… Vì hỏa lực của quân địch
quá mạnh, Nguyễn Trung Trực phải vừa đánh vừa rút lui dần. Trong đợt lui quân này, phó
tướng Lâm Quang Ky đã tình nguyện đóng giả chủ tướng ở lại cầm cự để Nguyễn Trung Trực
lui binh an toàn về Hòn Chông (Kiên Lương, Kiên Giang) rồi ra đảo Phú Quốc. Lâm Quang Ky
bị bắt cùng với một số nghĩa quân và bị giặc xử chém.

Tháng 9.1868, Lãnh binh Trần Công Tấn (vốn là bạn cũ với Nguyễn Trung Trực, cùng tham
gia chiến đấu dưới trướng Trương Định, sau ra hàng Pháp) đem lính từ Gò Công ra đảo Phú

Trang 3
Quốc truy nã Nguyễn Trung Trực. Ông phải lẩn trốn vào vùng núi non. Bị bao vây, cạn kiệt
nguồn lương thực, Nguyễn Trung Trực phải nộp mình để cứu anh em khỏi chết đói (có nhiều
tài liệu ghi rằng giặc Pháp bắt mẹ ông và ông phải nộp mình để cứu mẹ). Theo Việt sử tân
biên, mặc dù Trần Công Tấn đã hết lòng xin tha chết cho Nguyễn Trung Trực nhưng Thống
đốc Nam kỳ G.Ohier cương quyết tiệt trừ hậu họa đối với một “Cọp xám miền Tây”. Ngày
27.10.1868 (tức ngày 28.8 năm Mậu Thìn), giặc đưa ông về lại Rạch Giá và sai tên đao phủ
Bòn Tưa chém đầu ông tại chợ Rạch Giá.

Lúc đó, người anh hùng mới vừa 30 tuổi.

Cử nhân Huỳnh Mẫn Đạt đã ca ngợi “Hỏa hồng Nhựt Tảo oanh thiên địa/Kiếm bạt Kiên Giang
khấp quỷ thần” trong bài Điếu Nguyễn Trung Trực, mà thi sĩ Thái Bạch dịch là “Lửa bừng Nhựt
Tảo rêm trời đất/Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”. Còn riêng Nguyễn Trung Trực, trước khi
đầu rơi khỏi cổ đã nói một câu làm chấn động lòng người: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước
Nam, mới hết người Nam đánh Tây”.
rận Nhật Tảo do ông tổ chức tấn công đốt cháy chiếc tiểu hạm Espérance (Hy Vọng) của Pháp, diễn ra vào ngày 10-12-1861
tại vàm Nhật Tảo (hay còn gọi Nhựt Tảo), là nơi giao hội giữa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhật Tảo, nay thuộc xã An Nhật
Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

Trận đánh úp đồn Kiên Giang diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 16-6-1868, ông dẫn quân chiếm đồn, tiêu diệt được 5 viên sĩ quan
Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng cùng nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền. Đây là lần đầu tiên, lực
lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh.

Hai chiến công gây nhiều thiệt hại cho Pháp và làm nức lòng nghĩa quân này đã được danh sĩ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi trong
hai câu thơ “Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần”, nghĩa là “Lửa đỏ rực sông Nhật Tảo làm
rền trời đất/ Kiếm đánh bật thành Kiên Giang làm quỷ thần phải khóc”. Tác giả Thái Bạch dịch thơ: “Lửa bừng Nhựt Tảo rêm
trời đất/ Kiếm tuốt Kiên Giang rợn quỷ thần”.

Câu 4: Sau khi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hi sinh, nhà thơ Huỳnh Mẫn
Đạt đã viết bài điếu để bày tỏ sự tiếc thương đối với sự hi sinh của ông. Bạn hãy cho biết
tên, nội dung bài điếu và cho biết một số nét khái quát về tác giả?.

Đây là hai câu thơ trích từ bài “Điếu Nguyễn Lịch” (tức Nguyễn Trung Trực) của
cụ cử nhân Huỳnh Mẫn Đạt, nguyên tuần phủ Hà Tiên, một nhân sĩ yêu nước đứng về
hàng ngũ chống quân Pháp.

Huỳnh Mẫn Đạt (còn được gọi là Hoàng Mẫn Đạt)[1] là người làng Tân Hội, huyện Tân Long, tỉnh Gia Định,
nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 24 tuổi, đời vua Minh Mạng, ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão (1831) tại Gia Định. Năm Kỷ Hợi (1839),
ông giữ chức Thự Ngự sử đạo Ninh Thái (tức Bắc Ninh & Thái Nguyên).
Năm Canh Tý (1840), ông được cử làm Khâm sứ, đem sắc văn đổi phong cho Ngọc Vân (con gái vua Chân
Lạp đã mất là Nặc Chân), đang sống ở Gia Định. Tháng 9 cùng năm, ông nhận lệnh đến Định Tường tra
xét việc Bố chính Nguyễn Đắc Trí bị thua trong trận giao tranh với nhóm nổi dậy ở thôn Xướng Ca. Sau đó,
Nguyễn Đắc Trí bị giáng làm lính, Huỳnh Mẫn Đạt được nhà vua chuẩn cho lưu lại trong quân đội, để lo
việc trị an. Sau đó, Thự án sát Hà Tiên là Trương Phước Cương bị tội mất chức, ông lại lên đường đến Hà
Tiên, nhận chức quyền Thự Án sát Hà Tiên và quyền Tuần phủ Quan phòng. Nhân việc ông được nhận
chức nên nhân dân Hà Tiên gọi ông là Tuần Phủ Đạt.
Trong một lần giao chiến với thổ phỉ tại nhánh sông Tân Trạch, ông bị trúng đạn, được vua cho về Định
Tường điều trị.[2]
Đầu năm Tân Sửu (1841), hàng ngàn người dân Khmer bất mãn nổi dậy vây đánh đồn Châu Nham (nay
thuộc xã Dương Hòa huyện Kiên Lương, là xã từng thuộc thị xã Hà Tiên). Hạ đồn xong, lực lượng này tràn

Trang 4
đến đánh chiếm vùng núi Tô Châu, kịp có Thự tuần phủ Lê Quang Huyên đem binh cứu viện, nên trấn áp
được.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên thay, sau đó lệnh cho bỏ Trấn Tây Thành, quan quân nhà
Nguyễn rút về đóng ở các tỉnh An Giang, Hà Tiên. Huỳnh Mẫn Đạt tiếp tục làm quan ở Hà Tiên.
Mùa xuân năm Nhâm Dần (1842), xảy ra chiến tranh Việt Xiêm, quân Xiêm La đến cướp phá Hà Tiên. Ông
cùng với các quan lại khác, chỉ huy quân chống cự mãnh liệt. Sau khi đẩy lui được quân Xiêm La, Huỳnh
Mẫn Đạt được vua Thiệu Trị ban khen và cho thụ chức Viên ngoại lang. Vào mùa hạ cùng năm, ông được
thực thụ lãnh Án sát sứ tỉnh Hà Tiên, và đến tháng 6 năm Giáp Thìn (1844), ông được thăng Thự Bố chính
sứ tỉnh Hà Tiên.
Tháng Giêng năm Tân Hợi (1851), ông được thăng quyền Tuần phủ Hà Tiên.
Năm 1852, xảy ra vụ án ẩn lậu thuốc phiện, nhiều quan chức của tỉnh bị liên lụy, trong số đó có ông. Ông bị
cách chức Tuần phủ, tám năm sau, ông mới được tha, nhưng bị chuyển làm Án sát Định Tường.
Ngày 12 tháng 4 năm 1861, quân Pháp chiếm Định Tường. Để mất thành, vua Tự Đức ra lệnh bắt giải
Huỳnh Mẫn Đạt cùng với một số quan chức khác về kinh, nhưng đến tháng 11 cùng năm thì được tha,
nhưng phải theo tướng Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển vào Biên Hòa, lập công chuộc tội.
Đến khi nhà Nguyễn nhường ba tỉnh miền Đông (gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) cho Pháp, Huỳnh
Mẫn Đạt lại được cử làm Tuần phủ Hà Tiên. Chẳng bao lâu sau, toàn cõi Nam Kỳ cũng vào tay Pháp hết,
không hợp tác với chính quyền mới, ông cáo quan về sống tại Rạch Giá cho đến khi mất.
Theo bia mộ, Huỳnh Mẫn Đạt qua đời vào tháng 2 năm Nhâm Ngọ (tức tháng 3 năm 1882), hưởng thọ 75
tuổi.

Huỳnh Mẫn Đạt thích ngâm vịnh, nổi tiếng giỏi thơ Nôm ở đất Đồng Nai. Là bạn tâm giao của Bùi Hữu
Nghĩa, ông đã góp phần giúp bạn hoàn thành vở tuồng Kim Thạch kỳ duyên[3]
Trước khi quân Pháp tấn công nước Việt, Huỳnh Mẫn Đạt đã tỏ ra là một vị quan yêu dân, yêu nước. Cho
nên khi Pháp lấn chiếm Nam Kỳ, ông đã nhanh chóng đứng trong hàng ngũ các nhà thơ đối kháng, mà việc
góp phần vào cuộc bút chiến giữa Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường là một minh chứng.
Nhà văn Sơn Nam viết:
Khi thực dân đến...Ông Huỳnh Mẫn Đạt mượn lời người kỹ nữ đi tu để gởi gắm tâm tự. Về mặt xử thế ông
tỏ ra minh bạch, biết vinh biết nhục... Ông an phận dưỡng nhàn, không mang tiếng chi cả, hình trạng khô
ngô ốm yếu, tánh nết hiền lành, hay làm thi quốc âm, tao nhã thiệp liệp lắm, ông Tôn Thọ Tường kính ngài
là bực phụ chấp...[4]
Những bài thơ sau đây thường được truyền tụng: Cây dừa, Chó già, Mưa đêm, Trời chiều, Chiêu Quân
xuất tái, Ngộ hữu, Lão Kỹ qui y... Đặc biệt là bài Điếu Nguyễn Trung Trực, vừa là một tuyệt bút, vừa là bài
thơ tiêu biểu, thể hiện được khá đầy đủ nhân cách và tài thơ của ông.

Câu 5: Nhân kỷ niệm 150 năm Ngày hy sinh của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung
Trực, bạn có sáng kiến hoặc kiến nghị gì nhằm góp vào phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hóa của tỉnh Long An, trong đó có di tích lịch sử Vàm Nhựt Tảo nói riêng?
Thanh thiếu niên: cò kiến thức hạn che ve lich su, lich su khg lien quan den chung.
---giup chung hieu va khuyen khich tham gia
Câu 6: Chiến thắng trận Mộc Hóa là một trong ba chiến thắng tiêu biểu của quân
và dân Long An trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; Bạn hãy nêu
diễn biến trận Mộc Hóa và ý nghĩa lịch sử của trận đánh này.
Ôn lại lịch sử trận đánh Mộc Hóa hào hùng của quân và dân ta, ông nêu rõ trong
giai đoạn năm 1947-1950, giặc Pháp ra sức bình định Nam bộ nhằm phá hoại hậu phương
kháng chiến của ta; trong đó, Tân An-Đồng Tháp-Mỹ Tho là các trọng điểm.
Nhằm chống lại âm mưu của địch, quân và dân ta vừa tập trung chống chính sách

Trang 5
bình định của địch, vừa xây dựng phát triển lực lượng kháng chiến và phong trào chiến
tranh nhân dân rộng khắp, xây dựng và bảo vệ Đồng Tháp Mười thành căn cứ kháng chiến
của toàn Nam bộ.
Vì vậy, vào mùa thu năm 1948, theo yêu cầu của chiến trường, qua nghiên cứu địa
hình, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, Bộ Tư lệnh Khu 8 chấp thuận cho
Ban Chỉ huy Trung đoàn 120 phối hợp với Tiểu đoàn chủ lực 307 đánh đồn Mộc Hóa.
Từ ngày 16 đến 18/8/1948, trận Mộc Hóa đã diễn ra đúng như dự kiến, ta kết thúc
chiến trường với kết quả là tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch, bắt sống 6 tên, trong đó có đồn
trưởng Louis Bertrand, chiến lợi phẩm thu được gồm hơn 100 khẩu súng các loại cùng
nhiều quân trang, quân dụng.
Trận Mộc Hóa đã đi vào lịch sử hào hùng của dân tộc trong 9 năm kháng chiến
chống Pháp, làm nức lòng quân dân Khu 8 và nhân dân cả nước. Trận thắng đánh dấu
bước đột phá của bộ đội ta từ thế phòng ngự sang tiến công tiêu diệt địch.
Chiến thắng trận Mộc Hóa đã khơi động phong trào thi đua yêu nước giết giặc lập
công, làm nức lòng cán bộ, chiến sỹ và đồng bào lúc bấy giờ; cho phép ta hoàn chỉnh khu
căn cứ ở Đồng Tháp Mười và mở rộng giao lưu giữa Khu 7 với Khu 8 và Khu 9, đồng
thời liên kết hai chiến trường Việt Nam-Campuchia.
Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao
Trương Hòa Bình đề nghị Đảng bộ và nhân dân Long An tiếp tục phát huy truyền thống
Long An “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc.”
Thế hệ sau phải tiếp tục giữ gìn truyền thống cách mạng, học tập những tấm gương
yêu nước sáng ngời, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương Long An giàu đẹp, góp phần cùng
nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết
định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An xếp hạng di tích lịch sử Căn cứ Tỉnh ủy Kiến
Tường.
Cách đây 56 năm, tại xã Bình Thạnh, huyện Mộc Hóa khu Căn cứ Tỉnh ủy Kiến
Tường ra đời. Tại nơi đây, Tỉnh ủy Kiến Tường đã kiên cường bám trụ, kịp thời lãnh đạo
quân dân ta làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù để đi đến ngày thắng lợi./.
Câu 7: Bạn hãy viết về một chiến công trên dòng sông Vàm Cỏ đã góp phần làm
nên hào khí sông Vàm mà bạn cảm thấy tự hào nhất (bài viết không quá 1.000 từ).

Trang 6
Trang 7/8
Trang 8/8

Potrebbero piacerti anche